Sỏi mật là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, béo phì, nồng độ cholesterol cao. Để cải thiện sức khỏe túi mật, phòng ngừa bệnh sỏi mật, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.
Khi có sự xuất hiện của sỏi mật có thể khiến người bệnh dễ bị đau bụng, đầy trướng, khó tiêu. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều cholesterol cũng là một trong những yếu tố làm sỏi mật tăng nhanh kích thước.
Chính vì vậy khi mắc bệnh sỏi mật, bên cạnh chỉ định điều trị của bác sĩ thì người bệnh còn phải đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống sao cho phù hợp, tránh để sỏi mật tăng kích thước và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Và sau đây là những quy tắc ăn uống để phòng ngừa sỏi mật bạn tuyệt đối không được bỏ qua.
1 Loại bỏ chất béo bão hòa
Đây chắc chắn là nhóm thực phẩm được kể đầu tiên để trả lời cho câu hỏi bệnh sỏi mật nên tránh ăn gì. Chúng có thể khiến người bệnh bị đau bụng, khó tiêu và tăng nguy cơ hình thành sỏi mới.
Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa là tăng mức cholesterol trong máu, tăng lượng cholesterol ở gan và dịch mật. Vì vậy, bạn nên cắt giảm chất béo bão hòa ra khỏi chế độ ăn của bạn nhằm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật.
Một số loại thực phẩm bạn nên hạn chế gồm: Thịt đỏ như thịt bò, thịt xông khói; mỡ; thức ăn nhanh như xúc xích, hamburger; các loại sữa béo như sữa, bơ, sữa nguyên kem; đồ ăn chiên rán,…
2 Bổ sung chất béo có lợi
Không phải chất béo nào cũng xấu, bởi vậy để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bạn không nên kiêng tuyệt đối chất béo. Nếu không có thể làm giảm khả năng co bóp của túi mật, khiến dịch mật dễ lắng đọng tạo sỏi mới.
Bạn nên lựa chọn chất béo tốt.Chất béo tốt là những chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu mè; quả bơ, hạt bí ngô, hạt hướng dương…
Nếu chiên xào, bạn nên sử dụng dầu ô liu thay cho mỡ động vật, nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 1 – 2 muỗng cà phê dầu/ngày. Nguồn chất béo tốt cũng được tìm thấy trong các loại cá biển (cá hồi, cá thu). Đây được xem là những thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân sỏi mật vì sẽ hỗ trợ túi mật hoạt động tốt hơn.
3 Bổ sung nhiều chất xơ
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn nhiều chất xơ ít có nguy cơ bị sỏi mật. Chất xơ có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong mật, làm giảm cơ hội hình thành sỏi mật. Hơn nữa, chất xơ cũng có lợi cho sức khỏe tiêu hóa của bạn.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ bạn nên bổ sung trong chế độ ăn uống, bao gồm: Các loại đậu, bột yến mạch, lúa mạch, khoai lang, củ cải, rau bina, cà chua, mầm Brussel, quả kiwi, măng tây, hạt lanh, cam, mơ, bưởi và xoài…
4 Không được bỏ bữa sáng
Thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi mật. Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi mật do không ăn sáng khá lớn.
Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn.
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để cân bằng lượng mật tiết vào ruột non, ngăn ngừa sự tích tụ mật.
5 Uống đủ nước
Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi mật.
Bởi vậy, uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi mật và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài.
Vì vậy, kể cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2000ml nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất.
Trên là những quy tắc ăn uống để phòng tránh bệnh sỏi mật. Ngoài ra bạn nên kết hợp với lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động để nâng cao hiệu quả ngăn ngừa căn bệnh đáng ghét này nhé.